I. Nguyên nhân ổ cứng bị lỗi
Có vô vàn lý do dẫn đến việc chiếc ổ cứng của bạn bị lỗi. Từ các nguyên nhân như trục trặc các thành phần khác đặc biệt là bộ nhớ RAM, những phần mềm kém chất lượng, Virus, tắt máy không đúng cách…hoặc là do bộ cơ của chính đĩa cứng bị hỏng đều có thể là nguyên nhân làm cho chiếc ổ cứng của bạn bị hỏng. Khiến cho bạn bị mất dữ liệu. Chính vì thế bạn nên thường xuyên sao lưu dữ liệu (Các sao lưu dữ liệu sẽ được suachualaptop24h.com giới thiệu vào một bài viết khác ).
II . Các lỗi thường gặp
1. Lỗi do phần cứng của ổ đĩa
Một ổ đĩa được tạo nên từ nhiều đĩa từ gọi là platter, chúng quay liên tục và trên đó có các rãnh từ chứa thông tin. Dữ liệu được khai thác từ đĩa từ bằng một đầu đọc nhỏ nằm sát mặt đĩa nhưng không chạm hẳn vào, đầu đọc này di chuyển rất nhanh. Cấu trúc tổng thể này phải đảm bảo hoạt động cực nhanh và đặc biệt chính xác. Trên lý thuyết, tốc độ quay của đĩa từ phải đạt trung bình từ 5400 vòng/phút đến 7200 vòng/phút đối với các loại ổ thông dụng và đôi khi lên tới 10.000-15.000 vòng/phút đối với những dòng cao cấp. Trong khi đó, đầu đọc thể di chuyển giữa các vùng đĩa còn nhanh hơn và gần như tức thì. Việc đĩa cứng hỏng cơ bản do chúng được cấu thành từ những thành phần cơ học chuyển động như vậy. Sau một thời gian dài, các motor, trục sẽ bị ăn mòn và hư hại. Tuy nhiên lý do gây hỏng đĩa cứng nhiều nhất lại chính là những chấn động vật lý từ bên ngoài. Lấy ví dụ trong khi đang hoạt động hết tốc lực, nếu ổ đĩa bị rung hoặc va chạm đột ngột, có nhiều khả năng đầu đọc sẽ chạm vào mặt đĩa gây xước bề mặt từ lẫn lệch vị trí chính xác của chính đầu đọc dữ liệu dẫn tới nhiều rắc rối khác sẽ nối tiếp nhau phát sinh.
Có một điều khá may mắn là những ổ đĩa hiện đại thường được bảo vệ khá tốt tránh khỏi những dạng tác động này khi đầu đọc đang dịch chuyển bên trong. Một trong những phương thức an toàn này chính là việc đưa đầu đọc về vị trí an toàn cách xa mặt đĩa từ và hạ tốc độ quay của motor khi không có lệnh truy cập dữ liệu của hệ thống. Một ổ đĩa cứng không hoạt động rất khó bị hư hại do tác động vật lý.
Motor điện chịu trách nhiệm quay đĩa từ cũng là một yếu tố gây hỏng đĩa cứng sau thời gian dài sử dụng. Những vòng đệm từ bị mòn đi sẽ khiến tốc độ quay giảm và hệ quả tất yếu là tốc độ đọc/ghi và tìm kiếm dữ liệu của đĩa cứng giảm hẳn.
Thêm vào đó, mọi đĩa cứng đều có hệ thống lọc khí đầu vào để đảm bảo áp suất bên trong nó vừa đủ cho đầu đọc nằm ở đúng khoảng cách so với đĩa từ. Nếu bộ phận này có vấn đề, bụi bặm hoặc vật thể lạ có nhiều cơ họi lọt qua và gây rắc rối lớn cho dữ liệu của bạn,
Khi ổ cứng của bạn bị lỗi phần cơ thì việc sửa ổ cứng hầu như không khả thi. Biện pháp tốt nhất là bạn hãy sử dụng ổ cứng đúng phương pháp, thường xuyên sao lưu dữ liệu.
Chính vì thế mà bạn nên hạn chế di chuyển máy tính trong khi nó đang được bật. Những đĩa cứng của máy tính xách tay và một vài loại thiết bị điện tử di động khác có cơ chế bảo vệ tốt hơn rất nhiều so với máy tính để bàn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không chịu bất cứ ảnh hưởng nào.
2. Lỗi Bad Sector:
![Các lỗi ổ cứng thường gặp và cách khắc phục](http://www.suachualaptop24h.com/uploads/BachBenhLaptop/2012-10-11-063_zps74b0be52.jpg)
Xem thêm Tại Đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét